Cấu tạo chi tiết của khóa tay gạt gắn cửa
Khóa tay gạt còn được biết đến với cái tên khóa tay bẻ. Mẫu khóa này có 2 bộ phận cơ bản là thân khóa (có thể là ốp hình vuông hoặc hình tròn) và tay cầm giúp người dùng thuận tiện cầm nắm để bẻ hoặc gạt xuống những lúc cần mở, đóng cửa. Cùng với đó là các linh kiện đi kèm làm nên một tổng thể khóa tay nắm gạt hoàn chỉnh.
Chức năng chính của khóa gạt là cố định cánh cửa mỗi khi đóng lại, giúp cửa chắc chắn và an toàn hơn, nếu không có chìa khóa mà chỉ dùng lực bình thường để cạy khóa thì sẽ khó mà thực hiện được. Các loại ổ khóa cửa phòng tay gạt trên thị trường hiện nay được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, chẳng hạn như inox, đồng, thép,…Và có thể áp dụng cho nhiều loại của khác nhau.
Với một dòng sản phẩm cao cấp như khóa tay gạt, sẽ không mất quá nhiều thời gian để kể đến các ưu điểm nổi bật của sản phẩm này. Cụ thể là:
Khóa cửa tay gạt có cơ chế hoạt động đơn giản, dù là trẻ nhỏ, người già đều sẽ dễ dàng sử dụng mà không mất nhiều thời gian tìm hiểu.
Tính thẩm mỹ của các mẫu khóa tay gạt hiện nay khá cao, giúp tổng thể cánh cửa của công trình trở nên chỉn chu, sang trọng hơn.
Rất nhiều mẫu khóa tay gạt trên thị trường được làm từ inox cao cấp, nhờ vậy có được vẻ ngoài sáng bóng, hơn nữa còn rất bền bỉ với thời gian, chống han gỉ hiệu quả.
Ngoài ra, khóa tay nắm cửa gạt còn có rất nhiều kiểu dáng theo các phong cách thiết kế khác nhau, đem đến nhiều sự lựa chọn cho người dùng.
2. Cấu tạo khóa gạt tay cao cấp
Về cấu tạo, ổ khóa cửa tay gạt bao gồm các bộ phận sau đây:
2.1. Phần tay ốp
Đây là chi tiết làm nên hình dáng bên ngoài của khóa tay gạt. Vì hiểu được nhu cầu đa dạng của người dùng nên các nhà sản xuất đã chế tác rất nhiều mẫu khóa gạt với đủ hình thức, hoạ tiết và màu sắc khác nhau. Do đó, người dùng có thể dựa theo sở thích, quan điểm thẩm mỹ của riêng mình hoặc thiết kế nội thất của cánh cửa để chọn mẫu khóa phù hợp.
Thường thì ổ khóa tay gạt cửa dạng cổ điển sẽ được lắp đặt cho nhà cổ, biệt thự, những công trình xây dựng theo phong cách hoàng gia. Còn khóa tay nắm gạt có phần tay ốp đơn giản, ít chi tiết hơn lại được áp dụng cho các công trình nhà ở, nhà hàng,…hiện đại.
2.2. Phần thân khóa tay gạt
Ở phần nội dung này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phần thân của khóa tay gạt thoát hiểm và khóa gạt thông thường.
Thân khóa tay gạt thoát hiểm
Hẳn bạn đã đoán ra chức năng chính của mẫu thân khóa tay gạt này, đó là lắp đặt cho các ổ khóa tay gạt ở cửa thoát hiểm nhà xưởng, chung cư, nhà cao tầng, nhà máy,… Khi sử dụng loại thân khóa tay gạt thoát hiểm này, người ở trong sẽ thuận tiện thoát ra nếu chẳng may gặp sự cố cháy nổ, hoả hoạn khẩn cấp, đồng thời ngăn ngừa kẻ gian đột nhập vào trong công trình.
Nếu như thân khóa tay gạt thông thường có thể mở được bằng tay khóa từ bên ngoài, thì thân khóa tay gạt thoát hiểm lại phải dùng chìa mới mở được. Ngoài ra, bộ phận này cũng thường đi kèm với trục khóa (trục khóa có 1 đầu tra chìa ở phía bên ngoài cửa).
Thân khóa cửa tay gạt thông thường
Về thân khóa cửa tay gạt thông thường, cấu tạo của bộ phận này bao gồm các chi tiết như sau:
- Nắp che bọc xung quanh thân khóa (lockcase): Thường được mạ kẽm hoặc phủ một lớp sơn bóng có tác dụng bảo vệ cũng như gia tăng tính thẩm mỹ cho tổng thể sản phẩm.
- Cò khóa (latch): Chi tiết này được làm từ sắt, sau đó sơn tĩnh điện hoặc làm từ đồng, inox, hợp kim cao cấp. Cò khóa tay gạt thông thường sẽ có độ dài khoảng 10mm, tác dụng chính của chi tiết này là giữ cửa cố định mỗi khi người dùng khép cửa lại. Ngày nay, người ta chia cò khóa thành 2 loại là cò khóa tay gạt đảo chiều được và cò khóa không đảo chiều được.
- Chốt vặn (deadbolt): Thường được làm bằng inox, hợp kim, đồng,… tuỳ vào việc đó là sản phẩm cao cấp hay sản phẩm có chất lượng bình thường. Chốt vặn gồm có 2 loại là chốt vặn 1 nấc và chốt khoá tay gạt 2 nấc. Và vị trí lắp đặt của chốt vặn là ở bên trong thanh chống cắt âm của ổ khoá.